[Recap] Cafe thực chiến: Đón sóng (Phần 2)

[Recap] “Cafe thực chiến” chủ đề 03: “Đón sóng”

PHẦN 2: NHỮNG CHIÊU THU HÚT KHÁCH HÀNG SỐ

Host Phan Minh Thu: Truyền hình FPT đã làm thế nào để giới thiệu sản phẩm tới nhiều người hơn?

Bà Hoàng Nguyễn Thúy Quyên:

Trước tiên em xin trả lời câu hỏi trước của anh Toàn về “key selling point” của Truyền hình FPT? Đối tượng phục vụ của Truyền hình FPT là hộ gia đình, có người lớn tuổi, người trẻ và các bé nhỏ. Truyền hình FPT đầu tư nghiêm túc về nội dung để thỏa mãn các nhu cầu giải trí của từng cá nhân trong gia đình. Trong các trải nghiệm đó thì đề cao sự cá nhân hóa bằng cách đọc hành vi, mong muốn của khán giả và đưa ra các gợi ý phù hợp khi họ tìm kiếm.

Saleman vẫn là một trong những thế mạnh của Truyền hình FPT. Dịch vụ sẽ trọn vẹn nhất khi khách hàng được demo trực tiếp và hiểu đúng. Còn các hoạt động digital marketing, em đang triển khai ở mức độ nhận biết và duy trì thương hiệu.

Em xin hỏi anh Toàn, đối với content mạnh của truyền hình FPT thì anh có thể tư vấn một vài cách có thể đẩy content marketing trong tương lai hiệu quả hơn được không?

Ông Phạm Minh Toàn:

Thứ nhất là khai thác các nội dung đã có trên Truyền hình FPT để làm marketing. Hoặc sản xuất sản phẩm phái sinh từ nội dung gốc, cắt thành các clip 5, 10, 15 giây để phù hợp với thói quen của người dùng internet và thu hút họ. Với những nội dung xuyên suốt như bóng đá chẳng hạn, cần cố gắng lôi kéo sự tương tác của họ trước – trong – sau trận đấu, có thể bằng các hình thức dự đoán, bình luận… trên đa nền tảng: website, fanpage, ti-vi.

Nội dung là vua nhưng nội dung tương tác mới là nhà vua đích thực. Nội dung tương tác khiến khách hàng có cảm giác được làm chủ thương hiệu và đây là cái có thể cá nhân hóa.

Ngày xưa là content tĩnh. Nhưng ngày nay phải là content động, content tương tác. Đấy là cách mà Truyền hình FPT có thể làm được để biến chính các kênh fanpage, tiktok, instagragm trở thành kênh truyền thông mở rộng, tương tác với khách hàng chứ không chỉ là kênh làm thương hiệu thuần túy như hiện tại.

Thứ hai, định vị về mặt nội dung cho Truyền hình FPT. Mình nghĩ đối tượng của các nhà đài đều là hộ gia đình. Nếu Truyền hình FPT cũng xác định hộ gia đình là đối tượng tiếp cận chính thì sẽ phải làm sắc nét hơn các mối quan tâm của hộ gia đình cụ thể là gì.

Truyền hình FPT sẽ phải đầu tư nội dung mới, phối hợp sản xuất hoặc tự sản xuất nội dung để cạnh tranh lâu dài. Chỉnh sửa nội dung bản quyền cho phù hợp với văn hóa Việt Nam thì còn chịu sự ràng buộc từ đơn vị giữ bản quyền. Nếu là chương trình tự sản xuất thì có thể phản ứng nhanh với thị trường bằng cách điều chỉnh nội dung theo phản hồi của khách hàng, phù hợp insight của họ.

Như Netflix, họ tạo ra cuộc chơi mới làm các hãng phim lớn trên thế giới chao đảo khi sản xuất các nội dung original (nguyên bản) để phát ra. Nội dung sẽ tạo nên sự khác biệt thật sự của Truyền hình FPT. Các bạn đang có lợi thế từ các chương trình như Music Home, kịch tương tác…

Host Phan Minh Thu: FPT Telecom đã lấy được bản quyền của AFC Cup. Trong bối cảnh những khó khăn từ dịch bệnh Covid-19 vẫn còn thì việc đầu tư cho bản quyền AFC Cup có “nguy” và “cơ” nào?

Bà Hoàng Nguyễn Thúy Quyên:

Ảnh hưởng đầu tiên của Covid tới Truyền hình FPT là các hoạt động, sự kiện offline để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trực quan hoàn toàn bị đình trệ. Bọn em phải tìm những cách marketing khác cho mục đích duy trì, phát triển, tận dụng tệp khách hàng của internet FPT và các kênh để giới thiệu nội dung đặc biệt, những ưu đãi trong thời kỳ Covid như: ứng dụng học tập online dành cho khác khối từ 1 đến 12 để học sinh vừa ôn bài vừa giải trí trong thời gian dài ở nhà, chương trình Music Home (tổ chức theo mô hình âm nhạc studio có tiêu chuẩn âm thanh và chất lượng nghệ thuật như ở nhà hát); chương trình khuyến mãi, tặng phim.

Điểm mấu chốt là content. Và bọn em coi giải AFC Cup là một cơ hội và quyết tâm mua bản quyền giải này để phục vụ khán giả Việt  Nam. Tính ra trong hơn 1600 trận đấu AFC Cup thì đội tuyển Vệt Nam tham gia khoảng 230 trận, bao gồm cả bóng đá nam, bóng đá nữ và  bóng đá trẻ. Trước đây mọi người dành phần nhiều sự quan tâm cho bóng đá nam. Bản quyền AFC Cup là một cơ hội để mọi người biết thêm nhiều hơn, ghi nhận những nỗ lực, thành công của bóng đá nữ và bóng đá trẻ cũng như lan tỏa niềm tự hào đó đến đông đảo khán giả Việt.

Host Phan Minh Thu: Ngoài đầu tư cho thể thao thì trong 5 năm tới, Ban lãnh đạo Truyền hình FPT còn có chiến lược nào nữa không?

Bà Hoàng Nguyễn Thúy Quyên:

Ban nãy anh Toàn có nhắc đến kịch tương tác. Tương tác của khán giả với chương trình chính là có quyền đẩy câu chuyện theo ý muốn của mình khi lựa chọn diễn biến A, diễn biến B, giống như quyền định đoạt số phận nam – nữ chính.

Chương trình Music Home, trong tương lai sẽ dduwcowcj đầu tư sản xuất nội dung hoặc hợp tác với đơn vị khác ở các dạng longfirm, shortfirm, các thể loại kịch, ca nhạc… Đó cũng là một trong những chiến lược đang được Truyền hình FPT quan tâm, nghiên cứu.

Host Phan Minh Thu: Câu chuyện của Quyên mang lại cho chúng ta cái nhìn toàn diện về ngành hàng đặc thù và không phải ai cũng đủ tiềm lực tham gia sân chơi này. Tôi hy vọng cuộc nói chuyện buổi sáng này sẽ giúp cho những người làm nghề, những người có nhu cầu cùng phát triển truyền hình thế hệ mới có thêm cơ hội, thông tin nhất định để đi cùng những người khổng lồ. Rất cảm ơn chia sẻ của Hoàng Quyên. Phần cuối của chương trình là những tổng kết đến từ khách mời và guru về việc “đón sóng” một cách chủ động. Đầu tiên xin mời anh Toàn!

Ông Phạm Minh Toàn:

Thứ nhất, tôi đánh giá cao Truyền hình FPT, nội lực của các bạn trong thời gian vừa rồi: Tĩnh tại bàn kế hoạch 5 năm, sự đầu tư mới về sản phẩm, nội dung qua các điểm nhấn; bộ giải mã, kho nội dung, ứng dụng Foxy, khả năng tương tác. Tuy nhiên cần xác định cái nào là “must have”, “nice to have” để xây dựng lợi thế cạnh tranh ở từng lĩnh vực. Các bạn cần đưa ra thông điệp cho từng nhóm đối tượng để chạm được tới họ và thuyết phục họ.

Thứ hai, anh Dương đã đưa ra một tóm tắt khá sát về hành trình trải nghiệm khách hàng. Quy trình phải theo được trải nghiệm. Và luôn phải giữ được tinh thần hướng tới khách hàng. Cho dù thời đại này digital đang rất phát triển, chúng ta không thể phủ nhận kênh bán hàng trực tiếp là kênh chạm thuyết phục nhất.

Thứ ba, tôi đánh giá cao hơn ở việc recare – chăm sóc lại. Tính năng tương tác rất hay nhưng đang ở thì tương lai. Người dùng Việt Nam thích được bày biện ra một chút và được hướng dẫn nên làm thế nào. Để khán giả tương tác, cần có “Call to action mạnh mẽ hơn, tạo ra cơ hội tương tác nhiều hơn để tạo ra sự khác biệt với kênh truyền hình khác.

Thứ tư, hiểu khách hàng và cung cấp nội dung khách hàng muốn. Cá nhân hóa được trải nghiệm, cung cấp nội dung riêng cho các thành viên trong gia đình thì càng tốt. Rồi follow, bám đuổi hành trình đó của khách hàng để họ không thoát khỏi ma trận chúng ta đã tạo ra và lôi họ vào kho nội dung của mình. Phải liên tục nhắc khách hàng mình có những dịch vụ, sản phẩm gì nếu không họ sẽ quên ngay.

Cuối cùng, chúng ta hướng tới đa nền tảng và phải liên tục đo lường, cải tiến.

Bà Hoàng Nguyễn Thúy Quyên:

Anh Toàn nói quá hay và em chỉ muốn chia sẻ một ý kiến cá nhân về vấn đề này. Trong 6 năm hình thành và phát triển, truyền hình FPT gặp không ít khó khăn, những nguy cơ, như sự dịch chuyển của khách hàng, phản ứng khi xem dịch vụ trả tiền, khó khăn về kỹ thuật… Khi có những vấn đề như vậy, nếu có big data, insight đã xây dựng để để thấu hiểu khách hàng, cộng với khả năng nhạy bén nhìn được thị trường thì em nghĩ là mình có thể tận dụng nó để vượt qua và thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *