[Recap] CAFE THỰC CHIẾN SỐ 10: AMAZON WEB SERVICES (AWS) – ĐỨNG TRÊN VAI NGƯỜI KHỔNG LỒ

Việc ứng dụng hạ tầng công nghệ vào quản lý và kinh doanh mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Khi đó Amazon Web Services trở lên tiện lợi hơn bao giờ hết khi giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí với PAYG, dễ dàng mở rộng doanh nghiệp với hiệu suất lớn, dễ dàng sử dụng đồng thời độ bảo mật cực kỳ cao. Chương trình Cafe thực chiến số 10 mang đến câu chuyện “Đứng trên vai người khổng lồ Amazon” với những thông tin giá trị và các bài học hữu ích. 

Sau đây là nội dung tóm tắt chương trình Amazon Web Services (AWS) – Đứng trên vai người khổng lồ – giúp quý vị và các bạn nắm được các vấn đề trao đổi chính. 

Host Phan Minh Thu: Xin chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình Cafe thực chiến sáng thứ 7 hàng tuần, hôm nay chúng tôi mang đến trường quay câu chuyện của Amazon với dịch vụ AWS. Và khách mời ngày hôm nay là anh Trịnh Minh Giang – CEO của VTI Cloud và khách mời online là anh Tuấn Trương – Co – Founder của Med247. 

Từ trước đến nay những vấn đề về mặt công nghệ, dân về marketing dân về sale kể cả những cấp quản lý hay cấp lãnh đạo thì ngôn ngữ hơi khó để diễn đạt và hiểu hết những vấn đề trình bày. Trong xu thế cuộc cách mạng chuyển đổi số đến gần hơn với Việt Nam thì hy vọng những câu chuyện của CSMO hay trong chương trình Cafe thực chiến sẽ mang đến những câu chuyện, những case study đơn giản dễ hiểu. 

Sau đây xin mời anh Trịnh Minh Giang giới thiệu về VTI Cloud và AWS. 

Mr. Trịnh Minh Giang: Trước đây chúng tôi có buổi chia sẻ về “Platform Revolution” – Cuộc cách mạng nền tảng, được Alpha Books xuất bản phiên bải Tiếng Việt. Cũng phải chia sẻ thật là đó là một trong những cú hick cho cộng đồng công nghệ Việt Nam, cho từng cá nhân trong đó có cả tôi khi mà hiểu hơn rất nhiều về những nền tảng và từ đó xây dựng và định hình được cho mình những mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ. Còn trước đó thì con đường khá mù mờ và có những start – up, kể cả start – up mà chúng tôi đầu tư đã đi sai đường, vì kiến thức về nền tảng cũng như về công nghệ không có nhiều. Và có lẽ là sau cuốn Platform Revolution thì đã có thêm nhiều cuốn sách khác, nó có tầm ảnh hưởng rất là lớn. 

Quay lại câu chuyện ngày hôm nay, tôi có một cái thử thách mới – tham gia sâu hơn về Công nghệ, không chỉ làm platform mà còn sâu hơn nữa, đó là “hạ tầng”. Khi nói đến “hạ tầng” bây giờ người ta sẽ nói đến điện toán đám mây – đây là sức mạnh cho các ứng dụng hay các mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ có thể phát triển mà không nhất thiết phải quá giỏi về hạ tầng hay quá giỏi về platform. 

Hôm nay xin được chia sẻ một số hình ảnh của VTI Cloud để mọi người có thể hiểu rõ hơn về công việc cũng như vai trò mới mà tôi đang đảm nhiệm.

VTI Cloud là một phần của VTI Group bao gồm 4 mảng: 

VTI Cloud là tập trung vào điện toán đám mây, cung cấp dịch vụ và là đối tác cao cấp (Advanced Consulting Partner) của Amazon. Chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào AWS – có mục tiêu cùng AWS xây dựng và phát triển trên thị trường. 

Mảng tiếp theo là HRI –  mảng cho thuê nhân sự và tuyển dụng dụng trong ngành IT

VTI Academy là đào tạo và VTI Japan là tập trung vào thị trường Nhật Bản. 

Về Outsourcing và xây dựng các giải pháp thì chúng tôi có đầy đủ các chứng chỉ và năng lực để thực hiện các dự án Quốc Tế, đặc biệt là các chứng chỉ liên quan đến AWS. 

Ngoài AWS về điện toán đám mây thì chúng tôi cũng có một số đối tác khác ở từng mảng như về cơ sở dữ liệu thì có Mongo DB, về backup thì có Veeam, về security là Trend Micro. Chúng tôi hiện nay vẫn đang tìm kiếm các đối tác mạnh mẽ và xứng tầm để cùng nhau phát triển. 

Đối với riêng AWS, thì VTI là đơn vị có khá nhiều chứng chỉ so với các đơn vị khác tại Việt Nam. Để triển khai cũng như hỗ trợ các khách hàng của AWS cũng như của VTI Cloud thì không chỉ đòi hỏi chứng chỉ mà còn phải xây dựng chương trình liên quan đến đào tạo và huấn luyện tại chỗ. Vì là đối với công nghệ thì không phải học chứng chỉ xong là được, chúng ta cần những case và kinh nghiệm – như chúng ta hay gọi là Best Practice. Best Practice là lợi thế rất lớn của VTI vì chúng tôi có nhiều dự án outsourcing, các dự án giải pháp. Đây cũng là lợi thế rất lớn của AWS, bởi AWS cũng có case study ở tất cả các ngành để có thể hỗ trợ và tư vấn được với tất cả các khách hàng khi họ thực hiện chuyển đổi số. 

Đây là một số khách hàng của chúng tôi. 

Và đây là dịch vụ chính mà AWS đang cung cấp. Có 3 dịch vụ chính nhất: 

  • Well – Architect Review: VTI cloud sẽ đánh giá và tư vấn cho khách hàng về kiến trúc hạ tầng mà khách hàng đang có. Và từ đó sẽ tư vấn tiếp về các bước chuyển dịch tiếp theo cần làm gì?
  • Migration Service: Khi khách đã chuyển dịch và bắt đầu sử dụng AWS thì chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ để hỗ trợ các bước chuyển dịch đó. 
  • Managed Service: Sau khi chuyển, có thể khách hàng chưa làm quen với việc quản trị các tác vụ trên AWS thì chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ quản trị đi xuyên suốt với khách hàng. 

Mảng thứ 4 là Billing Service – chúng tôi hỗ trợ thanh toán cho khách hàng. Ví dụ khách hàng ở Việt Nam muốn đăng ký AWS thì phải mua qua thẻ tín dụng, điều này các doanh nghiệp có thể làm được nhưng sẽ có khó khăn cho bộ phận kết toán. Bên VTI Cloud sẽ hỗ trợ khách hàng thanh toán nều cần. 

Trên đây là những dịch vụ của VTI, ở bước Billing Service có liên quan trực tiếp đến VTI. Những tính năng, công cụ hay giải pháp của AWS sẽ tuỳ vào nhu cầu của khách hàng. Khi đó bên VTI sẽ song hành và hỗ trợ khách hàng.

Host Phan Minh Thu: Trên thị trường có nhiều hãng và nhiều sản phẩm tương tự, vậy trong các dịch vụ mà VTI đang cung cấp thì có gì là khác biệt và nổi bật với họ không?

Mr. Trịnh Minh Giang: Sẽ có nhiều partner tập trung vào Billing Service. Tức là thương mại và hỗ trợ – chúng tôi bán dịch vụ. Thế mạnh của VTI là best practice, bạn nếu là người giỏi về công nghệ thì bạn phải biết coding, bạn phải biết xây các kiến trúc, xây các giải pháp. Mà giải pháp thì lại liên quan đến nghiệp vụ của khách hàng. Thì sau khi trải qua best practice rồi thì khi tư vấn cho khách hàng không chỉ là “mua cái gì” mà còn là nằm trong business plan tổng thể thì “cái đó” ảnh hưởng như thế nào? 

Nhân lực của VTI không chỉ là công nghệ, chúng tôi đến từ rất nhiều các nghiệp vụ khác nhau. Chính vì vậy khi tư vấn, chúng tôi không đơn thuần là nói về công nghệ, mà sự hiểu biết của chúng tôi phủ khá là rộng, thậm chí còn tư vấn được cho khác hàng về các giai đoạn refund, gọi vốn, …

Đặc biệt một thế mạnh lớn của chúng tôi so với các partner khác là chúng tôi có hoạt động tại nước ngoài, đặc biệt là ở Nhật – một thị trường rất khó tính. Chúng tôi đã có một đội ngũ hơn 150 người đang làm việc tại Nhật Bản. Từ đó đội ngũ bên Nhật của chúng tôi có thể trở thành những re-seller của những khách hàng trong nước. Bên cạnh đó thì VTI cũng đã hợp tác với rất nhiều các công ty khác ở Bắc Mỹ và Châu Âu. 

Có một vấn đề nữa rất quan trọng, đó là chất lượng của dịch vụ. Nếu những bạn nào đã làm ọutsourcing rồi, đặc biệt là cho Nhật thì sẽ biết cái quy trình kiểm định rất chặt chẽ. Nó có một quy chuẩn và nếu mình không đạt được thì mình sẽ lỗ. Và VTI tính toán về chất lượng rất cẩn thận. 

Bên cạnh outsourcing, VTI còn có VTI Solution, và có rất nhiều các partner khác đang làm ra các sản phẩm. Ví dụ Med247 – các bạn ấy làm ra platform Med247 là sản phẩm công nghệ của mình và dùng hạ tầng như của AWS. Ta có thể hình dung được là product là các nghiệp vụ mà khách hàng đang dùng, thì chúng tôi cũng là người làm ra các nghiệp vụ đó nữa. Tức là có thể tuỳ chỉnh “product”  theo yêu cầu của khách hàng chứ không đơn giản là cung cấp hạ tầng. 

VTI vừa là người cung cấp outsourcing, vừa làm ra sản phẩm, vừa có ảnh hưởng global, vừa kiểm soát được hạ tầng thì cái range của chúng tôi rất rộng. Cái mindset business của chúng tôi rất nhiều, nên khi nói chuyện với các business marketing chúng tôi hoàn toàn có thể giao tiếp được. 

Host Phan Minh Thu: Tiếp đến là một câu hỏi dành cho bạn Tuấn Trương. Quy trình làm thế nào để từ sản phẩm của doanh nghiệp từ lúc bạn làm ra cho đến khi ứng dụng với nền tảng công nghệ của anh Giang? Cách thức bạn làm như thế nào?

Mr. Tuấn Trương: Em đã từng có 9 năm làm outsourcing giống anh Giang và may mắn là hầu hết các khách hàng đều dùng AWS. Những khách hàng bên em dù là trang thương mại điện tử có 10000 – 20000 giao dịch/ngày hay kể cả những doanh nghiệp nhỏ 3-4 người thôi nhưng vẫn dùng AWS. Bản thân em làm dịch vụ cho người khác thì cũng có thắc mắc là chỉ những ông lớn mới dùng chứ tại sao những doanh nghiệp nhỏ lại dùng. AWS được thiết kế để mọi doanh nghiệp đều dùng được. Khi xây dựng Med247 thì em đã có kinh nghiệm dùng AWS từ trước đó rồi nên đội ngũ cũng quyết định ứng dụng AWS vào sản phẩm của mình luôn. AWS giúp mình tối ưu hoá được phần hạ tầng, vì không phải công ty nào cũng đủ tài chính để nuôi nguyên một đội ngũ hạ tầng. 

Thứ hai là AWS đã triển khai trên khắp thế giới và có rất nhiều case study hay. Và đâu đó doanh nghiệp của mình sẽ fit với một trong những case study đó. Med247 học hỏi theo những người đi trước đã có kinh nghiệm, theo các best practice để có thể phát triển nhanh hơn. 

Host Phan Minh Thu: Các bước tiến hành trong quá trình ứng dụng sản phẩm của Tuấn trên nền tảng AWS do anh Giang cung cấp như thế nào?

Mr. Tuấn Trương: Toàn bộ đội ngũ của em (Med247) có tư duy về kiến trúc hệ thống ngay từ khi làm. Em nghĩ là doanh nghiệp khi muốn số hoá thì quan trọng nhất phải là tư duy (mindset) của những người đứng đầu. Trước khi áp dụng công nghệ, mình phải suy nghĩ về tính năng, cái vision mà mình hướng tới của sản phẩm. Sau đó mình mới đưa bài toán đó cho đội ngũ kỹ thuật, lúc đó mới xây dựng kiến trúc hệ thống và sau cùng là nền tảng. 

Không nhất thiết mình phải sử dụng hết các dịch vụ AWS, mà mình phải vẽ ra một bức tranh tổng thể để xác định được. Nếu mình không có đội ngũ kỹ thuật mình hoàn toàn có thể thuê các bên như VTI Cloud để mọi người trao đổi và chia sẻ kiến thức của mình. Dùng AWS hay các nền tảng lớn khác thì cũng sẽ dạy cho mình tư duy có hệ thống hơn, tư duy về tầm nhìn nhiều hơn, có ảnh hưởng đến cách làm business bên em. 

Host Phan Minh Thu: Đối với chia sẻ của Tuấn thì các CEO hay các nhà đầu tư phải có tầm nhìn và tư duy. Vậy nếu trong kho của AWS có sẵn ví dụ như thế? Thì tôi trong trường hợp là doanh nghiệp sẽ tìm đến bên Giang trước hả?

Mr. Trịnh Minh Giang: Đầu tiên là mình phải hiểu doanh nghiệp mình đã. Có những bên họ có đội ngũ phát triển kỹ thuật riêng, họ lên dùng thử AWS luôn hoặc có những bên thì họ làm việc trực tiếp với AWS. AWS cần rất nhiều partner ở từng nước để hỗ trợ số lượng khác hàng rất lớn ở mỗi Quốc gia. AWS cũng hỗ trợ cho chính những partner ấy, làm việc thường xuyên với nhau, cung cấp tools và những case mà các partner hỏi. Chính việc support từ phía AWS như vậy cũng truyền cảm hứng cho các partner. AWS không chỉ là người cung cấp sản phẩm cho mình mà giống như môt mentor của mình luôn. Từ đó văn hoá mentoring truyền vào các partner và các partner cũng truyền vào các doanh nghiệp. 

Host Phan Minh Thu: Dạo này các CTO, CMO ngồi nói chuyện với nhau thì mỗi ông một ngôn ngữ. Vậy AWS này ngồi ở đâu trong cuộc nói chuyện đó?

Mr. Trịnh Minh Giang: Chúng ta nói đến điện toán đám mây rất nhiều, những khái niệm của chúng ta khi nói chuyện sẽ hơi khác nhau một chút, thì thực ra nó là các tầng khác nhau của cloud. 

Dưới đây là tài liệu về Cloud của bên mình

Thực ra thì Amazon cũng gống chúng ta khi start up thôi. Họ không thể  tự xây hạ tầng, không thể hình dung hết được tự scale như thế nào? Họ trải qua được những bước khó khăn nhất và như mọi người thấy là họ đã thành công. 

Thực ra thì hiện nay chúng ta không phải giỏi hơn người thời xưa lắm đâu, nhưng giờ chúng ta có lợi hơn đó là những case đi trước như Amazon – họ chuẩn bị sẵn cho mình nhưng công cụ để mình thực hiện. Tính quy hoạch của AWS là có sẵn, tức là khi cần scale up thì chúng ta có thể scale được luôn và nó đi theo những tiêu chuẩn. 

Nhân dịp này tôi cũng muốn chia sẻ một chút, Điện toán đám mây là gì? Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu của Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. 

  • IT Resources: tài nguyên công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến cloud. 
  • Via the Internet: tài nguyên CNTT phân phối theo Internet, điều này giải thích được tại sao nhiều năm trước đây chúng ta chưa nhìn rõ được cái bài toán của cloud, đó là vì quy mô năng lực hạ tầng của cả thế giới còn đang thấp. Hạ tầng càng tăng dần lên thì việc ứng dụng cloud vào càng tốt và càng reach được tới các doanh nghiệp nhỏ hơn. 
  • On – demand delivery: Tiếp theo rất quan trọng đó là “on – demand delivery” – Bạn cần là tôi có, theo nhu cầu của bạn. On – demand là sức mạnh của flatform, là đặc thù của internet. 
  • Pay-as-you-go Pricing: AWS chỉ tính cái gì mà bạn dùng thôi, doanh nghiệp dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, có thể dự trù được cả kinh phí khi mà scale up doang nghiệp. 

=> Đây là 4 yếu tố rất quan trọng để xây dựng mô hình Cloud Computing. 

Điện toán đám mây thường có 3 dịch vụ:

  • SaaS: dùng base như một ứng dụng vào doanh nghiệp của mình – software as a service. Chúng ta không phải cái software vào máy, chúng ta dùng được trên mọi thiết bị, ở mọi nơi mọi lúc miễn là có internet. Đây là ứng dụng cho người dùng cuối cùng, ứng dụng vào cuộc sống ứng dụng vào công việc của mình. Nó cũng là cloud nhưng nó ở dạng software ở tầng trên cùng.
  • PaaS: platform as a service – là môi trường mà các software chạy trên đó. Bản chất nó như một hệ điều hành
  • IaaS: Infrastructure as a service – cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, AWS cho thuê các hạ tầng trên điện toán đám mây. Ví dụ như doanh nghiệp có thể tự làm ra được platform của mình hoặc mua bản quyền platform từ các bên khác sau đó tự cài lên AWS và tự quản trị. 

AWS phủ trên cả 3 dịch vụ này. Họ còn có market place. Ví dụ như Med24 sau khi xây platform thì họ có thể deal với AWS để đẩy lên market place để các partner khác hiểu được là Med247 là một ứng dụng được AWS ứng dụng và thẩm định, Med247 lúc này sẽ cùng AWS go global. 

Host Phan Minh Thu: Hôm nay nhờ có anh Giang chúng ta đã hiểu hơn software là gì, platform là gì và infrastructure là gì. Câu chuyện của một người làm nền tảng như AWS là đã có từ gốc rễ, có luôn thân cây và tán cây, thế thì câu chuyện AWS ở đâu giữa sales marketing và công nghệ thì không khéo mấy người làm công nghệ chạy hết mất, vì số hoá được hết rồi, case nào cũng có công nghệ. Thep Tuấn thì marketing sẽ nằm ở đâu?

Mr. Tuấn Trương: Vì bây giờ là một thế giới phẳng nên trong bất kể quyết định nào thì mọi mảng đều có liên quan trong đó, từ marketing, đến sale đến business. Tức là mọi người không cần phải hiểu AWS works như thế nào nhưng phải có cùng một tầm nhìn cùng giá trị cùng mong muốn và cùng một định hiểu. Hiện tại bên Med247 bên em bỏ CMO thay vào đó là CGO tức là Chief Growth Officer – giám đốc tăng trưởng. Mục đích cuối cùng của marketing cũng là phát triển mà. Thì em nghĩ với xu thế hiện nay nó sẽ hội nhập dần, không phải thuần một cái gì đó như ngày xưa nữa. 

Host Phan Minh Thu: Ví dụ như Tuấn là CTO của doanh nghiệp mình, những bạn làm Sales và Marketing sẽ là cánh tay phải của doanh nghiệp. Người ta cũng có những cái lo lắng rằng những định hướng cho doanh nghiệp của mình liệu có cùng ngôn ngữ với CTO trong cuộc nói chuyện hay không? Vậy trong cuộc nói chuyện này ai là người quyết định ai theo kinh nghiệm của anh Giang?

Mr. Trịnh Minh Giang: Điều nay dựa trên con người rất lớn. Từ SaaS, Paas hay đến IaaS cũng có bên làm cho mình rồi thì câu chuyện cuối cùng đó là con người – ai hiểu được những câu chuyện công nghệ này. 

Chúng ta có bài học rất lớn từ taxi và grab hay khách sạn và Air BnB. Các chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được sự thay đổi, sự chuyển đổi số này. Đây không phải lỗi của họ vì có thể họ chưa tiếp cận đến đầy đủ thông tin, hoặc trên thị trường thiếu những người tư vấn cho họ về chuyển đổi số mà mang sức nặng của chiến lược vào chứ không phải là công nghệ. CTO là người triển khai thôi, câu chuyện thực sự phải là chiến lược, tức là CEO và nếu CEO không được thì phải đi tìm một ông giám đốc chiến lược khác – người đó phải vừa hiểu được nghiệp vụ và vừa hiểu được về công nghệ. Ví dụ như các ngân hàng hiện nay đang xây dựng ban chuyển đổi số, bản chất đó là ban chiến lược. Ban đó phải bao gồm bên công nghệ, marketing và cả ban lãnh đạo, tức là những người có quyền quyết định. Tuy nhiên là cơ chế hoạt động của ban này vẫn đang bị xem nhẹ, cơ chế ra quyết định truyền thông. Mà rõ ràng chuyển đổi số thì phải mang tư duy của start – up tức là chuyển đổi rất nhanh. Quan trọng nữa là văn hoá học tập. Lãnh đạo luôn lo lắng về con người, về tiền bạc nhưng vấn đề học tập của lãnh đạo lại không được đủ để cho các anh ý có thể tự mình ra được chiến lược hoặc đưa ra quyết định trong những cuộc họp với ban chuyển đổi số. Để khắc phục được chuyện đó thì cần có sự tham gia của các nhà tư vấn – đặc biệt là nhà tư vấn nước ngoài, kết hợp với những người hiểu biết trong nước có cùng tiếng nói với những nhà lãnh đạo. 

Host Phan Minh Thu: Khi một doanh nghiệp muốn lớn mạnh hơn trong thời đại công nghệ thì anh phải có sự thấu hiểu công nghệ và có tốc độ ra quyết định nhanh. Doanh nghiệp hiện nay mặc dù biết rằng công nghệ mang lại cho người ta nhiều lợi ích nhưng tâm lý e ngại thay đổi, không muốn học tập, có vi phạm pháp luận về mặt dữ liệu data không? 

Mr. Phan Minh Giang: Về mặt dữ liệu data thì có thể đảm bảo rằng AWS làm rất chặt chẽ, tuân thủ theo quy định của các Quốc gia. AWS có 1 team chuyên nghiên cứu và làm việc với nhà nước. Public Cloud của AWS hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, không chỉ ở trên thế giới. Các ngân hàng cũng đang sử dụng, không phải là mới bắt đầu. 

Host Phan Minh Thu: Lĩnh vực mà VTI Cloud của anh Giang hiện nay chuyên tư vấn thuộc nhóm ngành nào?

Mr. Trịnh Minh Giang: Một số nhóm ngành có thể kể tên được đó là tài chính – ngân hàng, bảo hiểm – là nhóm ngành có tệp dữ liệu rất lớn. Quan trọng là đây là nhóm ngành half – technology rồi, tức là họ đã có công nghệ từ trước rồi. 

Mảng thứ 2 là thương mại điện tử, đặc biệt là những start-up đã go global rồi thì cái nhu cầu sử dụng của họ rất là lớn. 

Mảng thứ 3 là nhà máy sản xuất – đặc biệt là những công ty manufacturing trên toàn cầu thì họ đã dùng AWS rồi nên đem về ứng dụng tại Việt Nam là chuyện rất bình thường.
Thứ 4 là những doanh nghiệp ngay từ đầu đã dùng AWS, hoàn toàn hoạt động trên internet. 

Host Phan Minh Thu: Có một số những dịch vụ như Med247 của Tuấn dù có là online hết thì vẫn phải có physical location vì nó liên quan mật thiết đến nhu cầu của con người. 

Mr. Trịnh Minh Giang: Đó là mô hình kinh doanh. Nhưng nhấn mạnh thêm là mô hình kinh doanh cũng có thể thay đổi, tức là ở thời điểm này mô hình đang là như vậy nhưng có thể 3 năm sau khi có một phát minh công nghệ nào đó ra đời cộng với sức mạnh của hạ tầng công nghệ thì mô hình kinh doanh có thể sẽ phải thay đổi. Ví dụ đối với y tế mình phải có physical location là vì mình không thể chẩn đoán chính xác từ xa. Nhưng có thể 3-5 năm nữa người ta phát minh ra thiết bị đeo tay có thể chẩn đoán được thì sao? Lúc đó physical location không còn cần thiết nữa. 

Host Phan Minh Thu: Med247 sau khi ứng dụng AWS thì hiện nay như thế nào rồi?

Mr. Tuấn Trương: Theo quan điểm của em thì dù doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn thì cần dành ít nhất 20% nguồn lực dành cho R&D vì xã hội hiện nay biến đổi liên tục, chúng ta liên tục phải cập nhật cái mới, kể cả trong công nghệ và kinh doanh. Cái quan trọng nữa là lãnh đạo phải chấp nhận thất bại trong khoảng mà mình chịu được. Em nghĩ phần lớn các lãnh đạo ngại thay đổi vì không lường trước được rủi ro. 

Còn về Med247 của em thì ngay từ đầu xem xác định là trong công ty không ai có quyền lớn hơn dữ liệu, dữ liệu quyết định mọi thử. Trong y tế thì con người nắm quyền chi phối quá nhiều mà con người cũng thường hay để cảm xúc nó lấn át thì bên em đang cố gắng áp dụng SOP (Quy trình thao tác chuẩn) vào để quản lí. Mình sẽ biết là từ khâu này đến khâu này tốn bao nhiêu thời gian, tỉ lệ khách hàng quay lại với mình là bao nhiêu, … thì khi có những số liệu như thế mình có thể nhìn ngay ra hiệu quả kinh doanh. 

Theo em nghĩ là khi mình đã muốn ứng dụng vào công nghệ và có quyết tâm thì không có gì khó cả. Mà nếu thực sự khó thì có thể tìm đến những doanh nghiệp như anh Giang VTI Cloud để được hỗ trợ tư vấn. 

Mr. Trịnh Minh Giang: Chúng ta hay dùng từ “phần nổi của tảng băng chìm” để nói đến những chuyện mà không thể hình dung được hết. 

Ở đây chúng ta nói về On Premises và Cloud Solution. Phần nổi của tảng băng này, phía bên On Premises (tự làm) có vẻ thấp, còn bên Cloud Solution chúng ta phải chi nhiều tiền cho bên nhà cung cấp thì có vẻ cao. Nhưng nếu nhìn ở phần chìm của tảng băng nếu chúng ta tự làm thì vô cùng nhiều, ngược lại nếu dùng giải pháp đám mây lại nhỏ. Bởi vì kinh doanh càng ngày càng lớn thì chúng ta phải có năng lực về công nghệ thông tin, duy trì, năng lực để tự viết ứng dụng, điều chỉnh ứng dụng, .. Vì nó mang tính kinh tế chia sẻ nên nó manh tính khấu hao, càng dùng càng rẻ.

Host Phan Minh Thu: Tuấn nghĩ sao về điều này?

Mr. Tuấn Trương: AWS họ đang biến những gì phức tạp nhất thành đơn giản nhất để cho những doanh nghiệp như chúng ta sử dụng. Nếu để chúng ta làm thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đúng như tên chương trình ngày hôm nay ý ạ, “Đứng trên vai người khổng lồ” Amazon, chúng ta như được nâng tầm, đồng hành cùng AWS có thể go global được luôn. Em có những người bạn đẩy sản phẩm của mình lên Market Place của AWS, họ thậm chí còn chưa gặp mặt khách hàng của mình bao giờ, khách hàng cứ qua AWS mà mua và sử dụng sản phẩm của họ thôi. 

Host Phan Minh Thu: Amazon xác định có 3 vấn đề chính khi xác định cho ra sản phẩm AWS: 

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng

  • Tối ưu hoá vấn đề marketing và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

  • Đưa ra mô hình kinh doanh mới, tức là bản thân các khách hàng cũng có thể trở thành người cung cấp nếu họ đủ sức thuyết phục. 

Mr. Trịnh Minh Giang: Để nói về sự khổng lồ của Amazon thì ví dụ như việc họ có những dịch vụ mà các bên khác không có. Ví dụ như AWS Outposts chẳng bạn, tức là trong quốc gia đó có nhóm dữ liệu không thể share ra nước ngoài thì nếu có phần cứng họ sẽ sản xuất cả phần cứng => tạo ra thiết bị riêng để đặt tại nước đó luôn. Đó là về hạ tầng nhé, còn về “product” thì đây là danh mục các nhóm sản phẩm của AWS – gần như bao gồm tất cả những thứ chúng ta đang cần rồi. 

Đây mới chứ là của AWS nhé, chưa nói đến các ứng dụng của đối tác. 

Họ có rất nhiều ứng dụng để khi chúng ta viết ứng dụng của riêng mình thì có thể tích hợp luôn với họ. Đó là sức mạnh rất lớn của Amazon trao cho doanh nghiệp. 

Host Phan Minh Thu: Tuấn là người có kinh nghiệm làm sản phẩm của chính mình trên AWS, Tuấn có thể gửi tặng cho khán giả một vài take away nho nhỏ được không?

Mr. Tuấn Trương: Khi đứng trên vai của người khổng lồ để thực hiện các bài toán kinh doanh của doanh nghiệp thì hãy cố gắng mạnh dạn tự tin làm. Không cần quá lo lắng về rủi ro vì thực tế là đã có nhiều case study để chúng ta học tập rồi. Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ hay chia sẻ thì có thể tới VTI Cloud của anh Giang hoặc em với tư cách là người đã thực hiện, em hoàn toàn có thể chia sẻ những giá trị này đến với cộng đồng. Với theo em là nếu có ý tưởng thực hiện thì cần làm ngay vì cứ cái gì để lâu, bàn ra bàn vào lại không thực hiện được. 

Mr. Trịnh Minh Giang: Đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định người khổng lồ là AWS, từ quy mô ứng dụng, quy mô hạ tầng đều nhất, kể cả quy mô partner luôn. Nên việc chúng tôi lựa chọn AWS làm đối tác song hành cũng có lí do của nó. 

Thứ 2, nếu muốn bắt đầu thì có thể bắt tay vào luôn. Trong lúc chúng ta bàn bạc và nói chuyện thì những người xem livestream đã bắt đầu tiếp cận với AWS rồi. Vậy nên nếu có nhu cầu thì hãy tiếp cận luôn.

Thứ 3 đó là đừng lo về chi phí, đi từng bước với AWS thì nó không đáng kể. Vấn đề không phải là chi phí mà là chúng ta có thực sự muốn thành công với quy mô lớn hay không, hãy đồng hành với những người khổng lồ thật sự. 

Host Phan Minh Thu: Rất cảm ơn sự góp mặt của anh Giang và Hiếu đã có những chia sẻ rất thật và cũng cảm ơn các bạn khán giả đã luôn luôn theo dõi. Hy vọng sắp tới chúng tôi sẽ mang đến nhiều hơn các giá trị dành cho cộng đồng các bạn làm nghề cũng như là các doanh nghiệp. Một lần nữa xin chúc mọi người sức khoẻ. Chương trình của chúng tôi có lịch phát sóng định kỳ là vào thứ 7 tuần cuối cùng của tháng. CSMO Việt Nam rất cảm ơn sự quan tâm và hợp tác đến từ rất nhiều nhãn hàng, gần đây nhất là sự ủng hộ từ AlphaBooks. 

Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn ở những số sau của Cafe thực chiến. 

_________

*CSMO Việt Nam và Senplus giữ bản quyền nội dung này

LIÊN HỆ ĐỂ CÓ THÊM THÔNG TIN VÀ ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH KHÁCH MỜI CHƯƠNG TRÌNH

  • Ms.Diệp: 0833220003 (Thư ký chương trình)
  • Ms.Hà: 0326550448 (Thư ký CLB CSMO Việt Nam)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *